Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
Theo các chuyên gia y tế, môi trường âm đạo là nơi sinh sống của hơn 50 loài vi khuẩn khác nhau, trong đó chủng vi khuẩn Lactobacillus đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ vi sinh vùng kín và phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo (bacterial vaginosis hay BV)
Bệnh viêm âm đạo có thể để lại những hậu quả rất nghiêm trọng như tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, tăng khả năng sinh non, gây viêm vùng chậu và thậm chí là tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs).
VAI TRÒ CỦA Lactobacillus ĐỐI VỚI ÂM ĐẠO
Chủng vi khuẩn Lactobacillus chuyển hoá glycogen thành acid lactic giúp giữ môi trường âm đạo ở độ pH lý tưởng từ 3,8 – 4,5. Bên cạnh đó, acid lactic cũng góp phần tiêu diệt vi khuẩn và virus có hại, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nấm men, sinh non và thậm chí là HIV. Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
** pH âm đạo trong bệnh lý viêm âm đạo: Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
+ Viêm âm đạo do nấm men: pH =< 3,8
+ Viêm âm đạo do vi khuẩn: pH > 4,5
+ Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis: pH tăng cao > 5,5
NGUYÊN NHÂN THIẾT LACTOBACILLUS TRONG ÂM ĐẠO
Sự thay đổi bất cứ thành phần nào trong khuẩn hệ âm đạo cũng sẽ làm thay đổi các chủng vi khuẩn của hệ. Trong thời kỳ kinh nguyệt và mãn kinh, cơ thể sản sinh ra rất ít estrogen dẫn đến làm tăng độ pH, Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
gây đảo lộn hệ vi sinh âm đạo, tăng khả năng nhiễm trùng hoặc gia tăng nhanh chóng các loại vi khuẩn gây bệnh tiềm năng. Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất ở phụ nữ tiền mãn kinh là viêm âm đạo do vi khuẩn Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
, một căn bệnh đặc trưng xảy ra do sự suy giảm số lượng Lactobacillus và sự hiện diện của vi khuẩn kỵ khí Gram âm hoặc trong một số trường hợp là vi khuẩn Gram dương và các tác nhân gây bệnh hiếu khí. Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh viêm nhiễm âm đạo, bệnh nhân thường được kê đơn điều trị cùng thuốc kháng sinh, điều này khiến bệnh viêm âm đạo có khả năng tái phát cao bởi việc dùng thuốc kháng sinh kéo dài có nguy cơ tiêu diệt cả các loại vi khuẩn cộng sinh có lợi, Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
trong đó có Lactobacillus. Bên cạnh đó, các yếu tố như: thay đổi chế độ ăn uống, hút thuốc lá, hoạt động tình dục không lành mạnh, thường xuyên căng thẳng và vệ sinh vùng kín không đúng cách… Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
cũng góp phần gây ra sự thiếu hụt chủng vi khuẩn Lactobacillus gây mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo. Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
Cơ chế bệnh sinh của viêm âm đạo do vi khuẩn
BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG LACTOBACILLUS TRONG ÂM ĐẠO
Lactobacillus đóng vai trò không nhỏ trong sự cân bằng hệ vi sinh âm đạo, vì vậy để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm, giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh thì chúng ta cần chú ý những điều sau: Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
- Hiểu rõ được tình trạng âm đạo của bản thân: chị em phụ nữ cần tìm hiểu và nắm được tình trạng âm đạo của bản thân, cần biết rằng bản thân có đang bị thiếu hụt Lactobacillus không hay có dấu hiệu mắc các bệnh viêm nhiễm âm đạo không?
- Việc tìm hiểu cặn kẽ cũng sẽ giúp chị em có được nhận thức đúng đắn về các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, âm đạo và tìm kiếm được các biện pháp chữa trị khoa học và hiệu quả. Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
- Duy trì lối sống lành mạnh: Một chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn không chỉ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm âm đạo mà còn giúp cơ thể của bạn luôn khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
- Bổ sung Lactobacillus: Để đảm bảo cho sự cân bằng hệ vi sinh âm đạo, các nhà nghiên cứu khuyến khích mọi người nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm có chứa Lactobacillus như sữa chua, pho mát và những thực phẩm lên men như kim chi, dưa muối,… cho thực đơn ăn uống hàng ngày. Vai trò quan trọng của Lactobacillus với âm đạo
Xem thêm
Hội nghị Da liễu miền Bắc [17/04/2019]
Hội nghị khoa học kỷ niệm 37 năm ngành Da liễu VN [25/01/2019]